KHAI THÁC, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

23/01/2024 229 0

Lễ hội là một trong 07 loại hình di sản văn hoá phi vật thể và được coi là một trong những nguồn lực quan trọng tạo sức hút lớn đối với du lịch gắn với sản phẩm du lịch văn hóa đa sắc màu đặc trưng của từng vùng miền hấp dẫn đông đảo du khách hiện nay.

Lễ hội lồng tồng Ba Bể (huyện Ba Bể)

Từ xa xưa, lễ hội văn hoá truyền thống được coi như là mạch nguồn tâm linh kết nối quá khứ với hiện tại. Trong tâm thức của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, không gian lễ hội vừa rất thực, rất đời lại vừa mang sắc màu tâm linh huyền bí; Đây cũng là dịp để cộng đồng tưởng nhớ về công đức của lớp lớp thế hệ cha ông đi trước với những công lao hiển hách; là dịp con người ta thể hiện nhu cầu tự do tín ngưỡng, tìm hiểu những nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo của mỗi vùng miền. Chính vì vậy, các lễ hội văn hoá truyền thống ngày càng thu hút lượng khách du lịch tương đối lớn hàng năm.

Theo một số nghiên cứu thấy rằng bản chất của du lịch là đi và tìm đến những thứ mới lạ, hấp dẫn. Do đó đến với mỗi lễ hội với những sắc màu văn hóa khác nhau, du khách sẽ được trải nghiệm và hòa mình vào không gian văn hóa đa dạng đó. Cũng vì lẽ đó, lễ hội văn hoá truyền thống vốn đã gắn bó với người dân lại có dịp mở rộng, phát triển hơn nữa về cả hình thức nội dung và tầm ảnh hưởng đến với cộng đồng. Lễ hội ngày càng trở thành một nguồn lực quan trọng kích cầu du lịch; hỗ trợ hiệu quả cho sự tăng trưởng của ngành du lịch các địa phương nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng góp phần làm bức tranh du lịch từng vùng miền thêm phong phú hấp dẫn, đa dạng cho du khách lựa chọn để trải nghiệm trong chuyến hành trình của mình. Đặc biệt trong mối tương tác đó, cũng chính nhờ sự phát triển của du lịch mà các lễ hội dân gian cũng ngày càng được gìn giữ phát huy làm giàu phong phú thêm nét sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán, các giá trị văn hoá từng địa phương.

Lễ hội Mù Là (xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm)

Cũng như nhiều tỉnhlân cận, Bắc Kạn cũng là một trong những vùng đất cổ với nhiều lễ hội văn hóa truyền thống gắn với những nét độc đáo, đặc sắc riêng có của con người và vùng đất nơi đây. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 127 lễ hội truyền thống. Nhiều lễ hội được tổ chức có quy mô lớn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tham dự như: Lễ hội lồng tồng Ba Bể (huyện Ba Bể); lễ hội lồng tồng Bằng Vân (huyện Ngân Sơn); lễ hội lồng tồng Phủ Thông (huyện Bạch Thông); lễ hội Mù Là (huyện Pác Nặm)... Ngoài ra, trong những năm qua, tỉnh đã tiến hành kiểm kê, điều tra, nghiên cứu, bảo tồn một số lễ hội tiêu biểu của đồng bào các dân tộc trên địa bàn như: Bảo tồn, phục dựng Lễ hội lồng tồng Phủ Thông tại thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông; Lễ hội văn hoá truyền thống  “Chợ tình Xuân Dương” tại xã Xuân Dương, huyện Na Rì... Tất cả tạo nên một nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch gắn với loại hình du lịch lễ hội tâm linh - một sản phẩm du lịch được đánh giá là thế mạnh của địa phương hiện nay.

Lễ hội văn hoá “Chợ tình Xuân Dương” (huyện Na Rì)

Trên thực tế theo thống kê trong các mùa lễ hội của Bắc Kạn đã thu hút hàng vạn lượt khách thập phương về trẩy hội và khám phá nét độc đáo về vùng đất và con người nơi đây. Có thể khẳng định du lịch văn hoá nói chung, du lịch lễ hội nói riêng chính là điểm nhấn là một trong những sản phẩm thế mạnh thu hút khách để kích cầu du lịch Bắc Kạn./.

Tác giả: Hoàng Hiền - Trung tâm VH&XTDL

Related Post

Sample Plan